Axel Kahn: “Chưa Bao Giờ Có Sự Sống Mà Không Có Virus”

Fri,22/05/2020
Lượt xem: 1877

 Nhà di truyền học Axel Kahn, chủ tịch Liên đoàn Ung thư, làm việc tích cực trong thời gian cách ly để đưa thông tin và bảo vệ các bệnh nhân bị ung thư. Đối với ông, cuộc khủng hoảng sức khỏe buộc chúng ta phải “sống chứ không phải chỉ để tránh cái chết”.

Với việc chấm dứt cách ly, các nhà khoa học sợ một đợt đại dịch thứ hai. Ông có sợ không?

Về phần tôi, tôi lạc quan. Cẩn thận nhưng lạc quan. Trong mọi trường hợp liên quan đến một đợt thứ nhì sẽ xảy ra nhanh trước mùa đông sắp tới thì có ba lý do, đầu tiên dù ở các vùng có điều kiện xã hội nên việc cách ly bị tương đối như vùng Seine-Saint-Denis thì dịch bệnh cũng đang giảm rõ rệt. Lý do thứ nhì các dịch bệnh virus tác hại trong thế kỷ 20 như cúm Tây Ban Nha 1917-1919; cúm Á châu năm 1957; cúm Hồng Kông năm 1968-1970 thì các đợt thứ nhì thường xảy ra trong năm sau, chứ không cùng năm. Và lý do cuối cùng việc cách ly hai tháng đã đưa virus trở lại như lúc bắt đầu nạn dịch vào tháng hai.

Với các nguồn lực thấp hơn nhiều so với hiện nay, nghiên cứu dịch tễ để xác định các trường hợp tiếp xúc đã ngăn chặn sự lây lan của các căn bệnh này ở vùng Haute-Savoie, Morbihan, Montpellier và Oise tháng hai vừa qua. Chiến thuật này đã làm ở một mức độ cao hơn nhiều ở Nam Hàn và đã nên điều kỳ diệu. Chính sách truy tìm, phát hiện, xác định các tiếp xúc và cách ly đối tượng, trên nguyên tắc sự cách ly thể lý và các ngăn chặn nếu được tôn trọng thì có thể tránh được cho nạn dịch khỏi khởi động lại nhanh chóng.

Điều khẩn cấp là khi thời gian tạm lắng thấy rõ, thì việc quay trở lại các biện pháp y tế lại thành một quá trình bình thường.

Điều gì sẽ xảy ra nếu làn sóng thứ hai không như chúng ta tưởng, mà một loạt các bệnh nhân mang các loại bệnh khác đã không được chữa trị vì bị cách ly?

Đúng, dĩ nhiên trong hai tháng vừa qua, nhiều người không đi khám bệnh vì sợ lây, vì không dám làm phiền bác sĩ của họ đã quá nhiều việc, hoặc không lấy hẹn được, thậm chí không liên lạc được với phòng khám. Điều khẩn cấp là khi thời gian tạm lắng thấy rõ, thì việc quay trở lại các biện pháp y tế lại thành một quá trình bình thường.

Ông có sợ một loạt các bệnh nhân ung thư không được phát hiện hay không được chữa trị trong thời gian này không?

Nhiều người có các dấu hiệu có thể báo hiệu ung thư như mụt ruồi đang thay đổi, có cục u ở vú, bị xuống cân không có lý do, hoặc mệt mỏi không giải thích được, đáng lẽ họ đi khám thì họ lại không đi: trong thời gian này, các bác sĩ chẩn đoán hai lần ít hơn các trường hợp ung thư so với bình thường, như thế là thiếu 32.000 trường hợp so với dự kiến (400.000 trường hợp mới mỗi năm). Sự chậm trễ này có thể làm cho bệnh nhân mất cơ hội. Còn các bệnh nhân đang chữa trị ung thư, thì cần tránh để họ không bị nhiễm Covid-19, vì họ là những người yếu nhất khó chống lại được Covid-19. Thêm nữa cũng không được làm cho các chữa trị của họ thành không hiệu quả, các lần hóa trị, xạ trị bị dời lại, các quy trình đôi khi bị thay đổi. Chung chung tôi thấy nó có hại cho việc chữa trị. Nhưng phải bắt kip các chậm trễ này, việc kẹt chữa trị này là đáng sợ.

Nghịch lý, tình trạng cách ly đã bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhẹ như loét dạ dày, viêm mũi họng…) nhưng cũng nên sợ các bệnh nặng hơn về tinh thần cả thể xác.

Tình trạng cách ly là dấu hiệu cho thấy các rối loạn tâm thần chưa được phân loại, và trên hết là yếu tố mất thăng bằng đôi khi rất nặng về mặt tâm thần. Chắc chắn không phải là nguyên do tại họ. Điều này cũng đúng với các bệnh khác, không tạo ra do cách ly nhưng chẩn đoán đã có thể bị hoãn lại.

Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật đáng kinh ngạc trong 50 năm nay đã làm mọi người nghĩ rằng các bối cảnh như vậy là không thể, nhưng trên thực tế chúng cũng không thể tránh được.

Dịch Covid19 cho chúng ta thấy các điểm yếu tập thể của chúng ta. Nhưng sự sống có thể nào không có virus không?

Sẽ không bao giờ có sự sống mà không có virus, chúng đương thời với sự xuất hiện của chính sự sống. Không có loài vi khuẩn, động vật, thực vật nào mà không có nó. Loài người cũng là một trong các loài này. Chúng ta đã biết thế kỷ 20 có bốn đại dịch virus, ba đại dịch lớn hơn Covid-19: dịch cúm Tây Ban Nha có từ 20 đến 40 triệu người chết trên thế giới; cúm Á châu có 2 triệu người chết; cúm Hồng Kông có 1 triệu người chết; bệnh Sida có 40 triệu người chết từ khi nó xuất hiện. Covid-19 chỉ là đại dịch đầu tiên của thế kỷ 21; và sẽ có các đại dịch khác. Vậy mà trận dịch cuối cùng (cúm Hồng Kông) cách đây 50 năm chúng ta đã quên. Sự lãng quên do hai hiện tượng tâm lý. Hiện tượng đầu tiên là năm 1968-1970 chúng ta đã không nêu bật vì có một hiện tượng tập thể khác đã xảy ra năm 1968 tại nước Pháp! Thứ hai các tiến bộ khoa học và kỹ thuật đáng kinh ngạc trong 50 năm nay đã làm mọi người nghĩ rằng các bối cảnh như vậy là không thể, nhưng trên thực tế chúng cũng không thể tránh được, cũng như nó vẫn vậy trong tương lai và các chuyên gia cũng đã tuyên bố. Sự mong manh của xã hội chúng ta không phải do chính virus, nhưng do con người của thế kỷ 21 sẵn sàng dành phương tiện và nỗ lực phi thường để kiềm chế tác nhân truyền nhiễm chịu trách nhiệm cho đại dịch, cho rằng nó hoàn toàn tầm thường so với các đại dịch khác trong quá khứ. Vì thế lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, thế giới bị tê liệt. Tất nhiên, tổng cộng thiệt hại và chết do hậu quả xã hội, xã hội và kinh tế của đại dịch sẽ vượt xa so với những gì liên quan đến chính Covid-19.

“Để đạt được miễn dịch tập thể, chính thái độ của chúng ta mới tạo ra sự khác biệt”

Với sự phân rã, mệnh lệnh tối thượng của kinh tế và xã hội được ưu tiên hơn so với mệnh lệnh sức khỏe, đây có là điều tốt trong quan điểm của ông không?

Đương nhiên là có!

Theo ông bệnh Covid-19 có buộc phải khai báo như trong trường hợp bệnh dịch tả, bệnh bạch hầu hay sốt xuất huyết không?

Các hội chứng hô hấp nghiêm trọng liên quan đến coronavirus, cũng như sốt xuất huyết do virus phải được lưu ý. Hơn nữa, gần đây luật khẩn cấp y tế đã hoàn thành và mở rộng áp dụng các điều khoản tương tự đối với Covid-19 như đối với một bệnh phải báo cáo.

Cái chết là sự thất bại tối cao vô cùng đau đớn của một xã hội nghĩ mình có khả năng vượt qua mọi trở ngại.

Đại dịch này cho thấy cuộc sống vẫn là thiêng liêng và cái chết bị từ chối trong xã hội của chúng ta … Nó có thể cho phép chúng ta xem lại ý nghĩa của sự tồn tại không?

Trên thực tế, các phản ứng xã hội đối với đại dịch thực sự cho thấy việc chấp nhận tử vong của con người cho một chương trình hoạch định khác là chuyện không thể. Từ đó các phương tiện đã được thực hiện. Chúng ta đã biết hiện tượng này qua chiến tranh, chúng ta có khuynh hướng bác bỏ giả thuyết tổn thất người của mình. Tấn công mà không mất mát mới chấp nhận! Cái chết là sự thất bại tối cao vô cùng đau đớn của một xã hội nghĩ mình có khả năng vượt qua mọi trở ngại.

Đây là lý do tại sao bức tranh về đại dịch này chỉ là nguyên bản bởi phản ứng của các xã hội vào cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ mới đối với một giai đoạn, như tôi đã nói, đây không phải là một ngoại lệ. Sự thất bại của cái chết có thể dẫn đến việc che giấu nó. Nhưng điều ngược lại là điều chúng ta đã quan sát. Để bi thảm hóa tình trạng, biện minh cho các phương tiện và các hy sinh, chắc chắn phải kịch tính hóa cái chết, trong cách mà mỗi buổi chiều Tổng Giám đốc Y tế, đôi khi là chính Bộ trưởng Y tế cho chúng ta ‘thưởng thức’ một bản tổng kết chi tiết.

Điều đã đóng góp nhiều nhất trong những tuần cách ly là “xem lại ý nghĩa của sự tồn tại” là phản ứng cực kỳ sống động của người lớn tuổi và yếu đuối trước hoàn cảnh bắt họ cách ly và duy trì tình trạng này không giới hạn với lý do họ mong manh. Thực tế, những người này cho thấy họ muốn sống, chắc chắn với thời gian, họ được sống, sống chứ không phải chỉ để tránh chết. Trong bất cứ trường hợp nào, sự tồn tại không giới hạn trong mục tiêu này. Không chết chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là tận dụng để sống thời gian còn lại của mình, sống và vui mừng khi sống.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: Phanxico.vn