[Cẩm nang hỏi đáp Triết học] TRƯỜNG PHÁI TÂN PLATO - Câu 113 – 115

Tue,05/04/2022
Lượt xem: 925

 Kết quả hình ảnh cho PLOTINUS

Plotinus, người có đóng góp lớn trong trường phái Tân Plato (ảnh: internet)

113. Linh hồn ăn khớp với hệ thống của Plotinus về những thực thể thuộc Plato ở điểm nào?

Tất cả những linh hồn riêng lẻ hình thành một thế giới của linh hồn vốn theo sau Đấng Khôn Ngoan. Một vài linh hồn bị tách rời khỏi thân xác, nhưng những linh hồn còn ở trong thân xác có những ” sự bồi đắp ” thêm vào. Con người, động vật, và thực vật đều có linh hồn và chúng bất tử, mang tính thiết yếu (nghĩa là, chúng là những bản thể) và vô hình (tức là, không thuộc thể chất). Những linh hồn riêng lẻ có thể được tái sinh vào những thân xác khác nhau vì chúng không thể hư nát.

Linh hồn bắt nguồn hoặc effulgurates từ Đấng Khôn Ngoan, cũng giống như Sự Khôn Ngoan bắt nguồn từ Nhất thể. Những sự phát sinh này, từ Nhất thể và Đấng Khôn Ngoan, không làm giảm đi khỏi họ (Nhất thể và Đấng Khôn Ngoan) hay họ cũng không bị bắt buộc. Điều này cũng vẫn đúng trong trường hợp phát toả của chất thể từ linh hồn. Mặc dù tiến trình phát toả từ Nhất thể, Đấng Khôn Ngoan và Linh Hồn là rất tự nhiên, nhưng đôi khi Plotinus (205 – 270) nói về chúng như những sự sa sút mang tính ích kỷ xuống những trạng thái thấp hơn. Trong việc phát toả từ Đấng Khôn Ngoan, linh hồn đang hiện thức hoá một ước muốn để kiểm soát và nó trở nên quá dính bén tới thân xác mình, điều này có thể dẫn tới sự sa đoạ (deterioration). Tuy nhiên, ngay cả khi nó được tái sinh, linh hồn vẫn sống trong Đấng Khôn Ngoan.

114. Làm sao chúng ta biết về Nhất thể ?

Plotinus (205 – 270) đã dạy rằng, linh hồn có thể biết về Nhất thể nhờ việc trở nên một với Nhất thể, điều mà ông gọi là ‘sự xuất thần’, ‘sự buông bỏ’, sự đơn giản’, ‘sự chạm’ hay ‘là sự bay bổng từ cõi cô độc tới cõi cô độc’. Sự đi lên lại của linh hồn mà chính Plotinus đã nhiều lần trải qua đã từng được mô tả như là một sự hiệp nhất với Thiên Chúa theo lối nhìn của Ki-tô giáo. Để chuẩn bị cho biến cố này, những người thuộc trường phái Tân Plato thực hành các nhân đức và những biện chứng thuộc Plato, điều này vốn bao gồm việc nghiên cứu toán học.

115. Iamblichus đã thực hành học thuyết Tân Plato như thế nào ?

Iamblichus thành Syria (c.245 – 325) là học trò của Porphyry’s (233 – 309) người mở trường học của riêng mình tại Apamea (Syria ngày nay). Porphyry đã thực hành thần thuật (theurgy) – hay ma thuật (magic) – dựa trên thuyết ăn chay và những tiết chế thể lý khác, tuy nhiên, ông cho rằng sự hiệu quả của thần thuật bị giới hạn đối với những mức độ thấp hơn của sự vươn lên về tinh thần. Iamblichus đã phát triển hệ thống thần thuật tỉ mỉ hơn cho mọi giai đoạn của sự cứu rỗi, điều này tương tự như thần học bí tích Ki-tô giáo và từ đó trở thành phần hợp nhất của chủ thuyết Tân Plato. Iamblichus cũng thêm thắt cho hệ thống của Plotinus, qua việc chia Nhất thể thành hai: một chịu trách nhiệm về sự tạo dựng và phần còn lại siêu vượt khỏi nó. Hoàng đế Rô-ma Julian (c.331 – 363) dần ấn tượng về hệ thống của Iamblichus sau khi Iamblichus kết hợp nhiều vị thần Hy Lạp vào trong những mô tả của những người theo chủ thuyết Platinus về tạo dựng và cứu chuộc.

 

 

 

Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 50-51.

Nguồn tin: sjjs.edu.vn