Sứ Vụ Truyền Giáo Trong Thời Đại Chúng Ta - Đa Nguyên

Mon,23/09/2019
Lượt xem: 2505

 Chúng ta đang sống trong thời Hậu Hiện Đại, giữa một thế giới với nhiều biến đổi. Toàn cầu hóa đã tạo ra các cuộc khủng hoảng di dân; công nghệ số đang làm cho con người suy thoái niềm tin, sống xa thực tế và tạo ra khủng hoảng trong các mối quan hệ. Một thế giới đa dạng và đa nguyên đang hiện diện trước mắt chúng ta. Sự đa nguyên đang tạo nên sự phong phú chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nhưng đồng thời cũng làm cho con người bị chia rẽ nghiêm trọng bởi sự khác biệt. Đứng trước thực trạng đó, người Kitô hữu, mang trong mình sứ vụ của Đức Kitô được mời gọi mang sứ điệp hòa giải đến để hàn gắn những đổ vỡ trong thời đại chúng ta.

Thực vậy, kết thúc Hội nghị Truyền Giáo năm 1990 tại Edinburgh, một số nghị viên đã đưa ra một tiên đoán tích rằng, thế kỷ XX sẽ được Tin mừng hóa. Nhưng những gì xảy ra vào cuối thế kỷ cho chúng ta thấy một thực tế rất khác xa. Đã có một sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong các tôn giáo lớn ngoài Kitô giáo trên thế giới.[1] Hầu hết trong số họ đã trở thành tôn giáo của ‘thế giới’ và ‘truyền giáo.’[2] Sự đa nguyên tôn giáo và văn hóa bùng nổ mạnh mẽ và trở thành cuộc sống thiết yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đền thờ và nhà thờ Hồi giáo trở nên nổi bật ở các quốc gia này. Câu hỏi là: ‘Làm thế nào mà các nước Kitô giáo truyền thống trở thành các quốc gia đa dạng về tôn giáo?’

Giáo hội đã nói về sự đa nguyên trong nhiều thập kỷ.[3] Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, điểm đáng chú ý là sự đa dạng của các nền văn hóa, bản sắc, giá trị và chuẩn mực đạo lại trở thành nguyên nhân của sự cạnh tranh bằng bạo lực chưa từng thấy trong lịch sử.[4] Nhiều hình thái đa dạng đã và đang mâu thuẫn với nhau. Sự đa dạng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt chưa từng có. Bạo lực và sự chia rẽ đang lan đến mọi hang cùng ngõ hẻm trên trái đất. Nó diễn ra trước mắt, trong tâm trí và trong trái tim của chúng ta. Thật buồn khi nói rằng, dường như không thể đảo ngược được quá trình này trừ khi chúng ta tin rằng "có một thế giới khác"[5] – thế giới của Thiên Chúa và chúng ta được mời gọi phục vụ không mệt mỏi cho điều này.

Thực tế về sự đa dạng của bản sắc văn hóa, dân tộc và tôn giáo trong một thế giới toàn cầu hóa đã hình thành trong nhiều tác phẩm, bài viết của học thuyết xã hội hiện tại cũng như thần học.[6] Các từ như: không đồng nhất, đa dạng, khác biệt, đa nguyên, lai tạp, v.v ... là những điểm nổi bật và đáng chú ý trong các tài liệu này. Các dân tộc trong "trật tự thế giới mới"[7] đang khẩn thiết tìm kiếm sự chỉ dẫn rõ ràng và xác thực để nhận ra rằng: gia đình, con người và môi trường vẫn có thể tồn tại giữa tất cả những gì đang chia rẽ chúng ta.[8]

Nói đơn giản, nói về sự đa dạng là không đủ mà còn phải nhận ra những thách thức của sự đa dạng. Nói về ‘số nhiều’ trong thực tế mà không phải đối mặt với thách thức của các hình ảnh, giá trị và chuẩn mực của đa nguyên trên thế giới thì chưa đủ.

Tuy nhiên, dù sự các nghiêm trọng của nhiều sự kiện gần đây có thể là gì đi nữa, bắt đầu từ sự sụp đổ của Bức Tường Berlin năm 1989, đến vụ đánh bom 11/9,[9]  thì chắc chắn nó cũng đóng vai trò là ‘cánh cửa mở’ để chúng ta xử lý sự khác biệt, đáp trả ‘cái khác’ và hòa đàm với ‘số nhiều’ trong thời kỳ khủng hoảng.

Tiếp Cận Đa Nguyên

Trong một cuốn sách rất nhạy cảm, The One and the Many,[10] đã miêu tả hai cách thức để thương lượng với sự đa nguyên trong thời đại chúng ta. Những cách tiếp cận này rất khác nhau: một là toàn trị và một là theo chủ nghĩa bộ lạc.[11] Cả hai phương pháp đều cho rằng sự khác biệt phải tuyệt đối. Cả hai đều có cách tính hủy diệt và loại trừ nhau. Cách tiếp cận toàn trị tiêu diệt những bản sắc ‘khác’ với nó bằng việc sử dùng phương pháp đồng hóa, hòa tan sự khác biệt thành một tổng thể lớn hơn. Cách tiếp cận bộ lạc: tìm cách tiêu diệt các bản sắc ‘khác’ với nó, loại bỏ ‘số nhiều’ và tạo thành đơn cực (độc nhất). Những cách tiếp cận này tạo ra hai phong trào có tác động đến cuộc sống của nhiều dân tộc – ‘phong trào hướng tới sự khác biệt’ và "phong trào hướng tới tương quan".[12]

Cách tiếp cận thứ ba, nó như một sự thay thế cho những cách tiếp cận đa nguyên, đó là tự do đối phó với sự khác biệt. Nó chấp nhận sự đa dạng nơi các nền văn hóa và bản sắc dân tộc. Nhưng sự chấp nhận đơn thuần về sự đa dạng lại không thực sự xem trọng sức mạnh của mối tương quan trong sự đa dạng của bản sắc. Homi Bhabha nói ngắn gọn:

“Mặc dù luôn có sự tán đồng và khuyến khích cho sự đa dạng văn hóa, nhưng luôn có một sự ngăn cản tương ứng. Một quy tắc minh bạch được cấu thành, một quy tắc được đưa ra bởi xã hội chủ nhà ... nói rằng 'các nền văn hóa này vẫn ổn’, nhưng chúng ta phải định vị và kiểm soát chúng. Đây là những gì tôi muốn về một sự sáng tạo trong đa dạng văn hóa và ngăn chặn sự khác biệt văn hóa.”

Do đó, điều quan trọng là tìm kiếm một sự thay thế cho thái độ tự do đối với chủ nghĩa tự do. Nhiệm vụ của Giáo hội là đưa ra giải pháp thứ tư để dung hòa với sự khác biệt trong thế giới ‘đa nguyên’ của Thiên Chúa.[13] Làm thế nào chúng ta có thể trung thành với kế hoạch của Chúa trong việc làm cho gia đình nhân loại trở nên phong phú trong sự đa nguyên, đa dạng của các nền văn hóa và truyền thống? Đó là câu hỏi chính yếu cho chúng ta.

Sứ Vụ Với Đa Nguyên

Cựu Ước chỉ ra cho chúng ta thấy một mô mẫu qua trình thuật câu chuyện Chúa gọi Abraham và Sarah ngay sau câu chuyện tháp Babel trong sách Sáng thế. Từ họ (Abraham và Sarah), một dân cụ thể được kêu gọi, ‘danh tính’ của họ được khẳng định, và ‘danh tính’ này không thể tách rời khỏi kế hoạch và mục đích của Thiên Chúa đối với tất cả các gia đình trên trái đất. Trong danh tính này, tất cả mọi dân tộc được chúc phúc. Ở đây là sự khẳng định danh tính và mục đích của một dân tộc cụ thể, nhưng nó cũng được xác lập là không thể tách rời với toàn bộ gia đình nhân loại. Danh tính của một người hoặc một dân tộc chỉ được cấu thành trong mối liên hệ đến và cho lợi ích của những người khác.

Danh tính đan xen danh tính, hiện hữu đan xen hiện hữu.[14] Mối quan hệ mang tính tương tác và đối thoại là nền tảng của con người và các quốc gia, chứ không phải là chủ nghĩa bộ tộc riêng biệt và sự đồng hóa toàn trị. Lời kêu gọi Abraham và Sarah là một lời kêu gọi để làm chứng cho mục đích thiêng liêng. Nó khẳng định bản sắc và sự khác biệt làm cho con người và sinh thái nên phong phú. Trong quan điểm này, một cá nhân hoặc một dân tộc, vừa là một hoạt động của ân sủng thiêng liêng vừa món quà cho người khác. Sự đa dạng, do đó, không phải là một lời nguyền mà là một phúc lành, không phải là một gánh nặng mà là một món quà.

Sự không đồng nhấtđa nguyên đánh dấu trên nhiều dân tộc trên thế giới. Tiếng nói của họ đang trở nên rõ ràng và mạnh mẽ hơn - đặc biệt là những người bị thiệt thòi, hoặc nạn nhân của “Cái Khác.[15] Giáo Hội đã nghe thấy tiếng nói của họ. Sứ vụ của Giáo hội là hòa giải. Một nhân loại được hòa giải và đổi mới là mục tiêu của sứ vụ mà Chúa Kitô trao cho Giáo Hội. Trong viễn cảnh Thiên Chúa sẽ hợp nhất nhân loại trong Chúa Kitô. Ánh sáng Chúa Kitô soi chiếu và làm rõ ràng hơn về sứ vụ hòa giải. Nhân loại và tạo vật được đổi mới và được hòa giải là mục đích của sứ vụ. Sức mạnh và ánh sáng của Thiên Chúa thúc đẩy nhân loại và tạo vật được hợp nhất trong Chúa Kitô.[16]

Kinh nghiệm phong phú về việc đưa Tin Mừng đến với muôn dân (ad gentes) và ở giữa muôn dân (inter gentes) sẽ dẫn đến việc thúc đẩy đối thoại liên hoàn cảnh liên tôn.[17] Điểm khởi đầu của nó là “hòa giải,”[18] ngược dòng thời gian, dẫn đến việc chữa lành và gột sạch ‘ký ức nguy hiểm’ (Metz) của các dân tộc. Xét cho cùng sứ vụ là loại trừ bạo lực. Sứ vụ phải là sự hòa giải và học hỏi từ “Cái Khác.”[19] Sứ vụ là hòa giải; nhiệm vụ tối thượng là dẫn dắt các dân tộc thoát khỏi sự thống trị của độc tài toàn trị, óc bộ tộc và chia rẽ vì ‘sự khác’ của  ‘Cái Khác’.

Hòa giải chính là phương thuốc đặc trị cho sự chia rẽ. Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt nơi các tôn giáo, các nền văn hóa và nơi người là chìa khóa để cùng nhau tồn tại trong thời Hậu Hiện Đại, Đa Nguyên và Đa Dạng của chúng ta. Đó cũng chính là sứ vụ mà mỗi người Kitô hữu được mời gọi để mang đến cho nhân loại.  Họ vừa là tác nhân kiến tạo hòa bình, vừa làm giàu cho chính mình. Chúa Giêsu hằng ước mong : “Thầy đã đến và ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong cho lửa ấy bùng lên” (Lc 12,49). Ngọn Lửa của Thánh Thần tình yêu sẽ xóa tan cách biệt và hòa giải sự khác biệt, đón nhận ‘cái khác’ nơi người khác. Đó là sứ vụ không thể đảo ngược được trao cho mọi Kitô hữu.

                                                                         Lm. Micae Trần Văn Dâng

                                                                              Trích từ Tập san Đức Tin và Văn Hóa, số 13

 

 

 


[1] Petet Clarke, New Religions in Global Perspective (London: Routledge 2006).

[2] Buddhism, Christianity, and Islam are considered missionary religions. Other religions – through the new religious movements – seem to have followed suit.

[3] Gavin D’Costa, Theology and Religious Pluralism (New York: Blackwell, 1986); Jacques Dupis, Christianity and the Religious: From Confrontation to Dialogue, (Marykoll, New York: Orbis Books, 2001).

[4] Oliver McTenan, Violence in God’name: Religion in an Age of Conflict (Marykoll, New York: Orbis Books, 2003); Wim Beuken and Karl-Josef Kuchel, eds. Religion as a Source of Violence? (London: SCM Press, 1997).

[5] Claude Geffé, “The God of Jesus and the Possibilities of History, Concilium 5 (2004), 70.

[6] Michael Barnes, Christian Identity and Religious pluralism: Religions in Conversation (Nashville: Abingdon Press, 1989); David F.Ford, Sharing Theology: Engagements in a Religious and Secular World (Malden, Massachusetts: Blackwell, 2007); Joseph Stoutzenberger, The Human Quést for God: An Overview of World Religions (New London, Connecticut: Twenty-Third Publications, 2006). Daniel G.Groody, Globalization, Spirituality and Justice (Marykoll, New York: Orbis Books, 2007).

[7] Immanuel Wallerstein, The politics of the World Economy: The Stakes, the Movements, and the Civilizations (Cambrige: Cambrige University Press, 1984).

[8] Ira Rifkin, Spiritual Perspectives on Globalization : Making Sense of Economic and Cultural Upheaval (Woodstock, Vermont: Skylight Paths, 2003; Werner G.Jeanrond and Aasulv Lande, eds., The Concept of God in Global Dialogue (Marykoll, New York: Orbis Books, 2005). Max L. Stacknouse with Peter J. Paris, eds., God and Globalization 1 – Religion and the powers of the Common Life (Harrisburg, Pennsylvania: Trinity Press International, 2000); Diarmuid O’Murchu, Ancestral Grace: Meeting God in Our Human Story, (Marykoll, New York: Orbis Books, 2008).

[9] Thomas L. Friedman, The World is Flat: A brief History of the Twenty-First Century (, New York: Picador,2007).

[10] Martin Marty, The One and the Many: American’s Struggle for the Common Good (Cambridge, Massachusetts: University Press, 1997).

[11] Edgar Javier, “Rediscovering Definitions: Chuukese Epistermologies and Globalization, “Religious Life Asia 8, N0.3 (July – September 2006: 58-70.

[12] Jose Cristo Rey Paredes, “Mission in a Mutating World and In Front of a New Planetary Consciousness, Religious Life Asia 10, N0.2 (April-June 2008): 3-4.

[13] Lester R.Kurt, God’s in the Global Village: The World’s Religious in Socialogical Perspective (Thousand Oaks, California: Pine Forge Press, 1995).

[14] Thich Nhat Hanh, Living Buddha, Living Christ (New York: Riverhead Books, 1995), 2-3; See also Edgar Javier, “Advocacy for Justice and Dialogue with Buddhism, Philippiniana Sacra 43, N0.127 January – April, 2008): 99-112; Idem, The Great Religions of Asia and Advocacy for Justice, Peace, and Integrity of Creation, “Religious Life Asia 10, N0.3 (July-September 2008): 1-15.

[15] Edgar Javier, “Interculturality: Its Challenge and Promise, “ The ICST Journal 11 (2009): 37-47.

[16] Edgar Javier, “God’s Dream for Humanity and Creation – One Earth – One People”, Religious Life Asia 10, N0.1 (January-March 2008): 5-24.

[17] Elizabeth A. Johnson, Quest for the Living God: Mapping Frontiers in the Theology of God (New York: Contiuum, 2007); Edgar Javier, Dialogue: Our Mission Today (Quezon City: Claretian Publications, 2006).

[18] See Robert Scheiter, “Reconciliation as a Model of Mission, “New Theology Review 10, N0.2 (May 1997): 6-15; Russell Daye, Political Forgiveness: Lession from South Africa (Marykoll, New York: Orbis Books, 2004).

[19] Amilia Vaquez, “Can We Learn from the “Other”?, Religious Life Asia 10, N0.3 (July-September 2008): 16-31.

Nguồn tin: