Cẩm nang hỏi đáp Triết học - TRIẾT HỌC TRUNG CỔ - (Câu 130 – 131)

Thu,12/05/2022
Lượt xem: 1243

130. Thánh Augustine đã thú nhận gì trong Tác phẩm Confessions (Tự thú)?

Tầm quan trọng nơi tác phẩm Tự Thú (Confessions) của thánh Augustine (354-430) không đặt nặng ở những gì ngài gợi mở về chính mình nhưng ở chiều sâu và lối hành văn ở ngôi thứ nhất, mà sau này sẽ trở thành thể loại đặc thù trong những trước tác viết về Tôn giáo, cũng như trong những luận thuyết triết học. Ngài viết tác phẩm Tự Thú khi ngài bốn mươi tuổi. Tác phẩm liên hệ tới những nỗi niềm khát khao, đấu tranh và niềm hạnh phúc dưới khía cạnh tôn giáo.

Thánh Augustine nguyên được đào tạo về tu từ và văn chương. Khi mười tám tuổi, ngài tự nhận rằng khi đọc tác phẩm Hortensius của Cicero vốn là những cuộc đối thoại nay đã bị thất lạc, ngài được gợi hứng để dành cuộc đời của mình để đi tìm lẽ khôn ngoan. Dầu đã trở thành Kitô hữu vào năm 386, mối bận tâm chính của ngài là những bài giảng sống động về tu từ, và cùng lúc ấy, ở khía cạnh tôn giáo, mối quan tâm chính của ngài là về chủ thuyết Manicaean (chủ thuyết Manicaean phủ nhận cuộc đóng đinh Đức Giêsu, liên kết Kitô giáo với Phật giáo, và bận tâm với những sự giằng xé giữa tốt và xấu, hay ánh sáng và bóng tối.) Qua việc gặp gỡ với Giám Mục Ambrose và những Kitô hữu thuộc trường phái Tân-Plato ở Milan, thánh nhân đã bị lôi cuốn bởi những hình thái sâu sắc và minh triết Kitô giáo.

Thánh Augustine tin rằng, chủ nghĩa tân-Plato đã thảo luận về vấn đề Thiên Chúa, tạo dựng và sự hiện diện thánh thiêng trước cả những học thuyết cơ bản của Kitô giáo. Khi trở về quê nhà tại Bắc Phi, ngài được truyền chức linh mục và sau đó đã trở thành giám mục thành Hippo. Ngài đã giảng thuyết, đi kinh lý và trao đổi thư từ với một số lượng đồ sộ. Ngang qua những hoạt động trí thức và đạo đức của mình, ngài dần đi đến xác tín rằng, những bản văn Kinh thánh thuộc Kitô giáo, đặc biệt là Tin mừng về cuộc đời của Chúa Giêsu thì quan trọng hơn so với những trước tác của các Triết gia. Ngài kết luận, điều quan trọng hơn việc tin (vốn là một vấn đề thuộc lý trí) là sự hiểu biết (vốn được bắt đầu với Đức Tin): “Tin để bạn có thể hiểu.” Việc hiểu biết đòi hỏi một thị kiến về Thiên Chúa.

131. Thánh Augustine đã chứng minh thần học của Giáo Hội bằng Triết học như thế nào?

Thánh Augustine (354-430) đã nỗ lực biện minh cho toàn bộ hiểu bết của con người, dầu cho ngài cũng chú ý đến sự sai lầm. Theo thánh nhân, mọi hiểu biết ngụ trú trong linh hồn như “một bản thể được ban tặng với lý trí và hoà hợp với quy luật một thân thể.” Trong khi linh hồn có thể hành động nơi thân xác, thân xác không thể hành động trên linh hồn được. Thiên Chúa luôn bày tỏ cho linh hồn, có chăng linh hồn có ý thức về ánh sáng của Ngài hay quay lưng lại với ánh sáng đó hay không thôi. Những lối nhìn này của thánh Augustine đã xác minh tính ưu việt của tôn giáo đối với triết học và những quan điểm ấy cũng gắn với Thiên Chúa trong cùng khả năng của con người liên hệ với sự hiểu biết phi tôn giáo về tính trổi vượt của hiểu biết tôn giáo.

Trước tác vĩ đại nhất của thánh Augustine là Thành Đô Thiên Chúa  (The City of God), trong đó ngài tách biệt thành trì thuộc trần gian (chính thể thuộc thế gian) với vương quốc của sự sống đời sau thuộc tôn giáo. Thành trì trần thế có vai trò thứ yếu trong sự hoà bình, trật tự, an toàn và tình trạng thể lý khoẻ mạnh được đảm bảo cho những công dân trong thành trì ấy. Trái lại, thành đô thiên quốc đòi hỏi lối sống hoà hợp với những giới răn của Thiên Chúa. Mặc dù thành trì trần thế và thiên quốc đôi khi có thể chồng lắp, nhưng chỉ thành đô của Thiên Chúa mới là vĩnh cửu.

Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 58-59.

Nguồn tin: sjjs.edu.vn