[Cẩm nang hỏi đáp Triết học] TRƯỜNG PHÁI TÂN PLATO - Câu 109 – 112

Mon,04/04/2022
Lượt xem: 917

 Kết quả hình ảnh cho PLOTINUS

Plotinus, người có đóng góp lớn trong trường phái Tân Plato (ảnh: internet)

109. Những ai thuộc trường phái Tân Plato thời sơ khai?

Plotinus (205-270) đã thiết lập trường phái Tân Plato vào thế kỷ kỷ thứ III. Hầu hết những trước tác của ông được viết từ năm 253 tới năm 270. Tất cả tác phẩm này được học trò của ông là Porphyry (233-309) thu thập và xuất bản. Những bài viết về Plotinus mà Porphyry thực hiện được khai triển và duyệt lại từ những trường phái khác nhau trong giới học thuật khắp nơi, bao gồm Alexandria, Athen, Syria và Tây Âu. Trường phái Tân Plato giai đoạn sơ khai được kết thúc với công trình của Boëthius (tên đầy đủ là Anicius Manlius Severinus Boëthius; 480–524) vào thế kỷ thứ VI, người đã nỗ lực để hài hòa tư tưởng của Plato và Aristotle với thần học Kitô Giáo.

110. Plotinus là ai?

Plotinus (205-270) sinh ở vùng thượng Ai cập. Từ năm 18 tuổi, ông bắt đầu dành 11 năm để nghiên cứu triết học với Ammonius Saccas. Ông đã rời khỏi đó và chiến đấu trong quân đội của  hoàng đế Gordianus III (Marcus Antonius Gordianus Pius; cũng được biết tới là Gordian III, 225-244) chống lại Persia. Sau khi Gordianus băng hà mà theo một vài giả thuyết ghi là một vụ ám sát, Plotinus chạy trốn sang Antioch, nhưng sau đó lại trú ngụ ở Roma. Ông đã thiết lập một ngôi trường ở Rome, trở thành bạn với hoàng đế Gallienus (Publius Licinius Egnatius Gallienus, 218-268) và bắt đầu viết về Triết học. Hoàng đế Gallienus có ý trao cho Plotinus đất để thành lập nên một cộng đồng theo cuộc đối thoại của Plato – The Laws (tác phẩm được viết vào khoảng năm 360 tCN), nhưng những người khác đã can thiệp và liền sau đó Gallienus bị các sĩ quan của mình ám sát trong một chiến dịch thi tuyển của quân đội. Bản thân Plotinus chết hai năm sau đó. Nguyên nhân cái chết được cho là phong cùi.

111. Sự liên quan giữa tác phẩm Laws của Plato với Plotinus và Gallienus là gì?

Trong tác phẩm Laws (360 tCN), Plato mô tả một hệ thống chính quyền bền vững và thực tế hơn so với tác phẩm Republic (380 tCN) vì luật cho phép có những gia đình riêng và sở hữu tài sản riêng. Một vài nhà bình luận đã từng tuyên bố rằng Hoàng đế Roma Gallienus không mấy ấn tượng với mô hình quản trị thuộc trường phái Plato nhưng đánh giá cao mô hình Plotinus và đồng ý lên kế hoạch thiết lập một cộng đồng thiên về Plotinus. Plotinus được cho là đặt mối quan tâm chính yếu vào việc thiết lập một nơi ẩn thân cho chính ông và các học trò.

112. Tác phẩm Enneads trình bày hệ thống về tư tưởng của Plotinus như thế nào ?

Hệ thống về tư tưởng của Plotinus (205 – 270) trong tác phẩm Enneads được sắp xếp thành sáu nhóm ghép thành chín bài luận: ba nhóm đầu tiên bàn về thế giới hữu hình và sự tương tác của con người với thế giới đó; nhóm thứ tư bàn về linh hồn; nhóm thứ năm luận về sự khôn ngoan, và nhóm cuối cùng đề cập Nhất thể (the One). Mặc dù Plotinus nghĩ rằng, ông là một học trò trung thành với tư tưởng của Plato, nhưng thực tế, ông đã thêm những ý tưởng từ Aristotle, những nhà Khắc kỷ, và cả khả năng suy tưởng triết học của riêng mình.

Plotinus đã chia thế giới tinh tế của những hình thái (Forms) thuộc trường phái Plato thành ba phần: Nhất thể (the One), Sự Khôn Ngoan (Intelligence), và Linh Hồn (the Soul). Nhất thể thì ở trên mọi thứ, bởi vì đây là nguyên lý cao nhất của hữu thể và nguyên nhân. Tuy nhiên, xét là một nguyên lý, Nhất thể là mọi thứ và ở trong mọi thứ. Bởi vì Nhất thể là sự thống nhất và không có suy tưởng hay ý thức, điều này đòi hỏi sự tách rời giữa suy tư và đối tượng suy tư. Nghịch lý là, Nhất thể vừa hoàn toàn không biết, mất đi ý thức thậm chí về chính mình, nhưng cũng vậy, trong cách thức của chính mình, thì Nhất thể  ý thức về mọi sự mà nó đã tạo thành.

Đứng sau Nhất thể là Sự Khôn Ngoan, vốn tương ứng với những hình thái đặc biệt của Plato, được xem như một tổng thể. Sự Khôn Ngoan có ý tưởng về mọi thứ mà nó tồn tại. Sự Khôn Ngoan cũng chứa đựng con số tương ứng với các linh hồn, và bao hàm vật chất nguyên thuỷ. Tuy nhiên, đó không là sự nhân ra vô tận của những ý tưởng bởi vì, như những Nhà Khắc kỷ đã tuyên bố, cứ bình thường thì toàn bộ thế giới sẽ bị phá hủy.

 

chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 50-51.

Nguồn tin: sjjs.edu.vn