Zeno thành Citium, người sáng lập chủ nghĩa Khắc kỷ
86. Giữa những người theo Pyrrho và trường phái Hoài nghi đã tranh luận về điều gì?
Chủ nghĩa Hoài nghi của những người theo Pyrrho được thiết lập bởi Aenesidemus vào đầu thế kỷ thứ nhất (tCN). Aenesidemus đã khẳng định chỉ tiếp tục những tư tưởng của Phyrro thành Elis (c.315-255 tCN). Sextus Empiricus (160-210 CN) đã kế thừa chủ nghĩa hoài nghi của những người theo Pyrrho vào thế kỷ thứ hai sau Aenesidemus. Những người theo chủ nghĩa Hoài nghi của Pyrrho cho rằng chủ nghĩa Hoài nghi hàn lâm (academy) đi quá xa trong lời tuyên bố rằng không có gì có thể được biết thực sự một cách chắc chắn. Những người theo Pyrrho ủng hộ ưa cách phán đoán bỏ lửng hơn về việc liệu có hay không bất cứ thứ gì cũng có thể được biết. Họ chủ trương việc treo lơ lửng phán quyết dẫn tới ataraxia – sự yên tĩnh của tâm trí – nơi đó không có sự bận tâm về những gì có thể hay không thể đằng sau những hiện tượng hay điều đến sau những hiện tượng đó. Những người theo chủ nghĩa Hoài nghi của Pyrrho phản đối chủ nghĩa giáo điều và tỉnằng những kẻ thù triết học chính yếu của họ là những người Khắc kỷ.
87. Những nhà Khắc kỷ là ai và họ tin vào điều gì?
Chủ nghĩa Khắc kỷ được thiết lập bởi Zeno thành Citium (334-262 tCN), công trình của họ được tiếp tục bởi Cleanthes (331-322 tCN), sau đó được nối tiếp bởi Chrusippus (c.208-206 tCN.). Danh xưng‘Khắc kỷ’ bắt nguồn từ Stoa Poikile, hoặc dãy cột được tô vẽ, là nơi những người Khắc kỷ đầu tiên tụ họp tại Athens. Theo như những người Khắc kỷ thời sơ khai này, toàn bộ thế giới là một tổ chức tốt về phương diện đạo đức, với những phương diện khác nhau mà nơi đó các sự kiện vận hành tuân theo lý trí thần linh, hoặc logos. Chuỗi những biến cố được tiền định bởi số mệnh. Mỗi giai đoạn của thế giới chấm dứt trong một ngọn lửa lớn và sau đó được lặp lại trong một vòng tròn liên tục, không bao giờ kết thúc.
Về phương diện đạo đức, những nhà Khắc kỷ thời đầu quan điểm rằng, chỉ đức hạnh là tốt lành, và chỉ thói xấu là xấu xa. Những điều khác, như sức khỏe hay của cải, có thể được ưu tiên hơn, nhưng chúng là sự trung lập thuộc xét về phương diện luân lý. Mỗi chúng ta có một vai trò độc nhất trong kế hoạch của thế giới và nhiệm vụ của chúng ta là học hiểu vai trò đó là gì. Sự học hiểu như vậy tạo nên mối quan tâm về bản thân, mà điều này có thể được mở rộng tới những người thân cận và bạn bè và, sau họ, tất cả nhân loại. (Những người khắc kỷ có thể là những người theo chủ nghĩa thế giới đầu tiên (cosmopolitants). Việc học hiểu được dựa trên sự đồng thuận về cảm giác, cho tới khi toàn bộ những tư tưởng của một người dần tương đối và “không thể bị nghi ngờ bởi lý trí”. Qua việc đưa ra nhận định chúng ta “đồng thuận về cảm nhận”, những nhà Khắc kỷ có ý nói chúng ta không nên khước từ bất cứ điều gì được trình bày cho chúng ta như là một thực tế hay như một quan điểm, nhưng đơn giản là thừa nhận sự ảnh hưởng của chúng trên chúng ta. Nhà Khắc kỷ như thế được rèn luyện chắc chắn về “chủ nghĩa giáo điều” (dogmatism) bị chống đối bởi những người theo chủ nghĩa Hoài nghi.
88. Những triết gia quan trọng nào ở giữa thời kỷ chủ nghĩa Khắc kỷ?
Chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ giữa (middle stoicism) đã dần hoàn thiện ở Rhodes, với Panaetius (c.185-110 tCN) và Posidonius (c.125-50 tCN), cả hai người đã ảnh hưởng đến nhà chính trị và nhà văn Cicero (106-43 tCN). Posidonius (c.125-50 tCN) đã hợp nhất cả tư tưởng Plato và Aristotle vào trong quan niệm của mình. Thành tựu chính yếu của thời kỳ giữa của chủ nghĩa Khắc kỷ là áp dụng những tư tưởng Hy Lạp vào trong lối sống quân đội và chính trị trong văn hóa Roma. Chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ giữa thường chú trọng vào việc làm sao để những người Khắc kỷ có thể vượt thắng được những vấn nạn cụ thể của cuộc sống, chẳng hạn như khi bại trận hay bị bỏ tù.
Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 40-41.