Tìm Hiểu Triết Học Aristote - Luận Lý Học

Thu,11/11/2021
Lượt xem: 1743

TÌM HIỂU CON NGƯỜI VÀ TRIẾT THUYẾT CỦA ARISTOTE

***

***

CHƯƠNG I

LUẬN LÝ HỌC

***

I. Mặc dù Aris­tote phân chia triết học một cách hệ thống bằng nhiều cách vì những duyên cớ khác nhau, chúng ta có thể xem sau đây là những cái nhìn của ông về triết học:

1. Triết học lý thuyết: trong đó mục đich là tri thức, và chẳng có mục đích thực hành nào, được chia thành:

a. Vật lý học hoặc triết học tự nhiên: bàn về những thứ vật chất chịu sự vận hành;

b. Toán học: bàn về những cái không bị vận hành nhưng không tách biệt (với vật chất);

c. Siêu hình học: bàn về cái tách biệt (siêu nghiệm) mà không bị vận hành (như vậy Siêu hình học gồm cả cái chúng ta biết là Thần học tự nhiên)

2. Triết học thực hành: chủ yếu bàn về Khoa Chính Trị, nhưng có những môn phụ Chiến Lược, Kinh tế và Tu từ, bởi vì mục đích của những môn phụ này lệ thuộc mục đích của Khoa Chính Trị.

3. Triết học thi ca: bàn về sự sản xuất nhưng không phải hành động sản xuất như Triết học thực hành (gồm cả hành vi đạo đức theo nghĩa rộng hơn hoặc theo nghĩa chính trị), hầu như dành cho Lý Thuyết và Nghệ Thuật.

II. Học thuyết luận lý của Aris­tote thường được gọi là luận lý “hình thức”. Bởi vì luận lý của Aris­tote phân tích các hình thức của tư tưởng (do đó có từ Phân Tích), đây là một biểu thị đặc điễm đúng: nhưng sẽ là một sai lầm rất lớn khi cho rằng, đối với Aris­tote, luận lý học chú trọng đến những hình thức của tư duy con người bằng một cách riêng không dính líu đến thực tại bên ngoài. Ông chủ ý để ý đến các hình thức chứng minh, và thừa nhận rằng kết luận của một bằng chứng khoa học đưa đến tri thức chắc chắn về thực tại. Chẳng hạn trong tam đoạn luận “Mọi ngưòi đều phải chết, Socrate là người, do đó Socrate phải chết” không phải đơn giản chỉ là kết luận được suy ra đúng theo các qui luật hình thức của luận lý học.

Aris­tote thừa nhận là kết luận đó được kiểm chứng là đúng trong thực tế. Do đó ông giả định một học thuyết duy thực về tri thức, và đối với ông thì luận lý học (mặc dù là sự phân tích các hình thức của tư tưởng) là sự phân tích cái tư tưởng suy tưởng thực tại, tái tác (re­pro­duce) nó bằng khái niệm trong nội vi chính nó, và, trong sự phán đoán đúng, đưa ra những khẳng định về thực tại, mà những khẳng định này được minh xác ở thế giới bên ngoài. Đó là một phân tích tư tưởng con người trong sự suy tưởng về thực tại, mặc dù Aris­tote chắc chắn chấp nhận rằng các sự vật không luôn luôn hiện hữu trong thực tại ngoại trí đúng y như trí tuệ cảm nhận, chẳng hạn cái phổ quát.

Điều này có thể thấy rõ trong học thuyết các Phạm Trù của ông. Từ gốc độ luận lý, Phạm Trù gồm những cách chúng ta nghĩ về các sự vật – chẳng hạn, các phẩm chất thuộc tính của bản thể – đồng thời đó cũng là những cách nhờ đó các sự vật hiện hữu thực: các sự vật là những bản thể và thực sự có những tuỳ thể. Do đó, các Phạm Trù đòi hỏi không những nhận định lôg­ic (luận lý) mà thôi, mà cả nhận định siêu hình nữa. Vậy thì luận lý của Aris­tote không được xem là giống với luận lý Siêu Nghiệm của Kant, bởi vì nó không liên quan đến những hình thức a pri­ori đơn độc của tư tưởng, những hình thức có sự tham gia của một mình lý trí trong quá trình tri thức tích cực. Aris­tote không đặt ra “Vấn Đề Phê Bình”: ông thừa nhận một tri thức luận duy thực, và thừa nhận rằng các Phạm Trù tư tưởng, được chúng ta diễn đạt bằng ngôn ngữ, cũng là những Phạm Trù khách quan của thực tại ngoại trí.

III. Trong cuốn các Phạm Trù và cuốn Top­ics, con số Phạm Trù được đưa ra là 10:  oudi(hoặc tiedti (người hoặc ngựa); podon (dài ba thước); poion (trắng); prdz ti (gấp đôi); cou (ngoài chợ); pote (năm ngoái); cei­dqan (nằm, ngồi); ecew (có vũ khí, mang giày); poiein (chặt, đốn); pad­cew (bị chặt hoặc bị đốt). Nhưng trong cuốn Pos­te­ri­or An­alyt­ics, có 8 Phạm Trù, cei­dqan hoặc Si­tus (vị thế) và ecein hoặc Habi­tus (trạng thái) được gồm trong các Phạm Trù khác. Do đó hầu như Aris­tote không dứt khoát con số các Phạm Trù.

Tuy nhiên, mặc dù Aris­tote không phân Phạm Trù dứt khoát, chẳng có lý do gì mà bảo rằng ông xem bảng các Phạm Trù là một danh sách ngẩu nhiên, thiếu sắp đặt cơ cấu. Trái lại, đó là một danh sách có sắp xếp thứ tự, một bảng phân loại khái niệm, những khái niệm cơ bản thống lĩnh trong tri thức khoa học. Chữ cathgorew có nghĩa là xác định thuộc tính (pred­icate), và, trong cuốn Top­ics, Aris­tote xem phạm trù là sự phân loại các thuộc tính, những cách mà hữu thể thể hiện theo như chúng ta nghĩ. Thí dụ, chúng ta nghĩ một đối tượng là một bản thể hoặc là một xác định của bản thể, là rơi vào một trong chín Phạm Trù diễn tả cách mà bản thể được xác định trong ý nghĩ chúng ta. Trong cuốn các Phạm Trù, Aris­tote xem các Phạm Trù là sự phân biệt chủng loại và cá thể từ sum­ma gen­era (loài chung) xuống đến những thực thể cá biệt. Nếu xem xét các khái niệm của chúng ta, những cách chúng ta biểu hiện các sự vật bằng trí tuệ, chúng ta sẽ thấy, chẳng hạn, rằng chúng ta có các khái niệm về cơ thể hữu cơ, về thú vật (một giống phụ thuộc), về cừu (một loại thú); nhưng các cơ thể hữu cơ, thú vật, cừu, đều được bao hàm trong Phạm Trù bản thể. Cũng thế, chúng ta có thể nghĩ đến màu sắc nói chung, màu xanh nói chung, côban; nhưng màu sắc, sự xanh, côban, đều rơi vào Phạm Trù phẩm tính.

Tuy nhiên, Aris­tote không nghĩ rằng Phạm Trù chỉ là các hình thái biểu hiện trong trí mà thôi: chúng còn là những hình thái biểu hiện thực của hữu thể trong thế giới ngoại trí, tạo nên chiếc cầu nối giữa luận lý học và Siêu hình học, mà bản thể là chủ đề chính của Siêu hình học. Do đó chúng (các Phạm Trù) có mặt hữu thể cũng như mặt lôg­ic, và, ở mặt hữu thể, có lẽ sự sắp đặt cơ cấu và thứ tự của chúng là rõ ràng nhất. Cho nên hễ có hữu thể là phải có bản thể: đó là điểm bắt đầu, có thể như vậy. Chỉ có cái đặc dị mới hiện hữu ngoại trí mà một cái đặc dị muốn hiện hữu độc lập theo cách này thì nó phải là bản thể. Nhưng nó không thể hiện hữu với tư cách là bản thể mà thôi, nó phải có những hình thức tuỳ thể. Chẳng hạn, một con thiên nga không thể hiện hữu mà không có một màu sắc nào đó, mà nó không thể có màu sắc mà không có số lượng, trương độ. Như vậy chúng ta có ngay lập tức ba Phạm Trù – bản thể, số lượng, phẩm chất là những xác định nội tại của đối tượng. Nhưng con thiên nga kia cùng một loài như những con thiên nga khác, có kích thước bằng hay không bằng so với các bản thể khác; nói cách khác nó tương quan nào đó với các đối tượng khác. Hơn nữa, con thiên nga, một bản thể vật lý, phải hiện hữu ở một nơi nào đó và một thời nào đó, phải có một vị thế (pos­ture) nào đó. Thêm nữa, các bản thể vật chất, vì thuộc về một hệ vũ trụ, tác động và bị tác độngVì vậy một số Phạm Trù thuộc về đối tượng được nhận định nơi chính đối tượng đó, là những xác định nội tại, trong khi đó những Phạm Trù khác thuộc về nó là những xác định ngoại tại, qui định nó tương quan với các đối tượng vật chất khác. Do đó, sẽ thấy rằng, dù số Phạm Trù có thể rút gọn bằng cách gộp một số Phạm Trù nào đó vào một Phạm Trù khác, nguyên tắc từ đó các Phạm Trù được suy ra dứt khoát không phải là một nguyên tắc ngẫu nhiên.

Trong cuốn Pos­te­ri­or An­alyt­ics (liên quan đến định nghĩa) và cuốn Top­ics, Aris­tote bàn đến những Yếu Tố Lệ Thuộc (Pred­ica­bles) hoặc những tương quan khác nhau trong đó những từ phổ quát có thể gắn chặt vào các chủ thể mà chúng là thuộc tính. Đó là chủngloàikhác biệtđặc tínhtùy thểAris­tote phân loại các yếu tố lệ thuộc dựa vào các tương quan giữa chủ thể và phụ tùy thể. Nếu phụ tùy thể cùng ngoại trương với chủ thể, hoặc nó cho ta có được yếu tính của chủ thể hoặc một đặc tính của chủ thể; trong khi đó nếu nó không cùng ngoại trương với chủ thể, thì hoặc nó tạo nên một trong những thuộc tính được nội hàm trong định nghĩa về chủ thể hoặc là không phải (trong trường hợp nào đó sẽ là một tùy thể).

Những định nghĩa yếu tính là những định nghĩa nghiêm ngặt bằng chủng loại và sự khác biệt, và Aris­tote xem định nghĩa có liên quan đến quá trình phân chia xuống in­fi­mae species (loài nhỏ nhất) (xem Pla­ton). Nhưng cần phải nhớ rằng Aris­tote, thấy rõ rằng dứt khoát không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được định nghĩa yếu tính, chấp nhận các định nghĩa chiểu danh hoặc định nghĩa mô tả, mặc dù ông không bằng lòng cho lắm, ông chỉ xem định nghĩa yếu tính là loại định nghĩa duy nhất xứng đáng với tên gọi là định nghĩa. Tuy nhiên, sự phân biệt cũng quan trọng, thực ra, đối với những đối tượng được khoa vật lý nghiên cứu, chúng ta phải bằng lòng với những định nghĩa phân biệt hoặc định nghĩa đặc tính, mặc dù các định nghĩa này tiếp cận định nghĩa lý tưởng hơn các định nghĩa chiểu danh hoặc mô tả của Aris­tote, chúng không thực sự đạt đến cái định nghĩa lý tưởng đó.

(Một số tác giả đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng của ngôn ngữ trong triết học. Thí dụ, bởi vì chúng ta nói đến bông hồng là màu hồng (và điều này cần thiết trong các mục đích của đời sống xã hội và sự thông tin liên lạc) nên tự nhiên chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng trong trật tự khách quan thực có một phẩm chất hoặc một tùy thể, “màu hồng”, gắn liền với một sự vật hoặc một bản thể bông hồng. Như vậy, các Phạm Trù bản thể và tùy thể của triết học có thể truy nguyên đến ảnh hưởng của lời nói, của ngôn ngữ. Nhưng nên nhớ rằng ngôn ngữ theo sau tư tưởng, là biểu hiện của tư tưởng, và điều này đúng, nhất là trong từ ngữ triết học. Khi Aris­tote đặt ra những cách nhờ đó trí tuệ nghĩ đến các sự vật, đúng là ông không thể loại bỏ trung gi­an của tư tưởng là ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ theo tư tưởng và tư tưởng theo các sự vật. Ngôn ngữ không phải là một cấu tạo apri­ori.)

IV. Đối với Aris­tote, tri thức khoa học tuyệt vời nhất là suy ra được cái đặc thù từ cái tổng quát hoặc cái hữu kiện từ nguyên nhân của nó, cho nên, chúng ta tri thức cả nguyên nhân sự kiện lên sự móc nối tất yếu giữa sự kiện và nguyên nhân của nó. Nói cách khác, chúng ta có được tri thức khoa học khi chúng ta biết được nguyên nhân của sự kiện, nguyên nhân của sự kiện đó chứ không phải nguyên nhân nào khác, và thêm nữa, sự kiện “không thể khác đi ngoài chính nó”.

Nhưng mặc dù các tiền đề có trước kết luận từ góc độ lôg­ic, Aris­tote thấy rõ rằng có sự khác biệt giữa sự tiên thiên (pri­or­ity) lôg­ic hoặc tiên thiên in se (tự tại) và sự tiên thiên tri thức hoặc tiên thiên quoad nos (chủ quan). Ông mau mắn tuyên bố rằng “trước” (pri­or) và “được biết hơn” là những từ mơ hồ, bởi vì có sự khác biệt giữa cái có trước và được biết hơn (pri­or and bet­ter known) trong trật tự hiện hữu và cái có trước và được biết hơn đối với con người. Ý tôi muốn nói là những đối tượng gần cảm quan hơn thì có trước và được con người biết hơn so với các đối tượng ở xa. Nói cách khác, tri thức của chúng ta bắt đầu từ cảm giác, nghĩa là từ cái đặc thù, và tiến đến cái tổng quát hoặc phổ quát. Như vậy rõ ràng rằng chúng ta phải tri thức được những tiền đề đệ nhất bằng qui nạp; bởi vì các phương pháp, nhờ đó sự nhận biết cảm quan ghi khắc được cái phổ quát, có tính chất qui nạp. Như vậy Aris­tote buộc phải xét cả suy diễn lẫn qui nạp. Chẳng hạn, trong tam đoạn luận đã đề cập ở trên, tiền đề chính “mọi người đều phải chết” được thiết lập dựa trên sự nhận biết cảm quan, và Aris­tote phải biện minh cho cả sự nhận biết cảm quan lẫn ký ức, bởi vì cả hai đều có liên quan. Cho nên chúng ta có chủ trương rằng những cảm giác như thế không bao giờ sai lầm: chỉ có sự phán đoán là cái đúng hay sai.

Như vậy, nếu một bệnh nhân bị chứng delir­ium tremens(mê sảng cao độ) “thấy” những con chuột màu đỏ, những cảm giác như thế không sai lầm; chỉ sai lầm khi bệnh nhân ấy phán đoán rằng những con chuột màu đỏ ấy ở ”ngoài kia kìa”, như thế đó là những đối tượng hiện hữu ngoại trí thật sự. Cũng thế, mặt trời có vẻ nhỏ hơn trái đất, nhưng đây không phải là một sai lầm về phía các cảm giác; đúng vậy, nếu mặt trời có vẻ lớn hơn trái đất, thì có thể giác quan không hoạt động đúng. Có sai lầm khi một người, mặc dù thiếu kiến thức thiên văn, phán đoán rằng theo khách quan thì mặt trời nhỏ hơn trái đất.

V. Do đó, trong cuốn An­alyt­ics, Aris­tote không những xét đến minh chứng khoa học (chứng minh hoặc suy diễn) mà thôi, mà còn xét đến cả qui nạp nữa. Qui nạp khoa học đối với ông có nghĩa là qui nạp hoàn bị (com­plete) và ông mau mắn tuyên bố rằng “sự qui nạp tiến hành việc liệt kê ra tất cả mọi trường hợp”. Sự qui nạp không hoàn bị (in­com­plete) rất đắc dụng đối với nhà hùng biện. Aris­tote sử dụng thí nghiệm nhưng không soạn thảo ra một phương pháp luận khoa học về sự qui nạp và sự xử dụng giả thuyết. Mặc dù ông chấp nhận rằng “tam đoạn luận xuyên qua qui nạp thì rõ hơn cho chúng ta”, lý tưởng của ông vẫn là sự suy diễn, sự chứng minh tam đoạn luận. Ông đưa việc phân tích các quá trình suy diễn đến một trình độ rất cao và rất hoàn bị; còn về qui nạp thì người ta không thể cho rằng ông đã làm được như vậy. Đây chắc chắn là lẽ tự nhiên ở thế giới cổ đại, nghành toán học phát triển hơn rất nhiều so với nghành khoa học tự nhiên. Tuy vậy, sau khi quả quyết rằng sự nhận biết cảm giác như thế đó không thể đạt đến cái phổ quát, Aris­tote vạch ra rằng chúng ta có thể nhận xét các nhóm những cái đặc thù hoặc xem sự tái diễn thường xuyên của một biến cố, và như vậy, bằng cách dùng lý luận trừu tượng, chúng ta có được tri thức về một yếu tính hoặc nguyên lý phổ quát.

VI. Trong cuốn Pri­or An­alyt­ics Aris­tote thẩm tra các hình thức của hậu kết và định nghĩa tam đoạn luận là “tiến trình trong đó một số điều gì đó được khẳng định, một cái gì đó (khác cái được khẳng định) được suy ra vì sự tất yếu của chúng là như thế”. Ông bàn đến ba dạng tam đoạn luận, vân vân:

1. Trung từ (M) là chủ từ (S) trong một tiền đề và tân từ (P) trong một tiền đề khác. Vậy: M là P, S là M, do đó S là P. Mọi con thú đều là một bản thể. Mọi người đều là một con thú. Do đó mọi người đều là một bản thể.

2. Trung Từ là Tân Từ trong cả hai tiền đề. P là M, S không phải là M, do đó S không phải là P. Mọi người đều biết cười. Nhưng ngựa không biết cười. Do đó ngựa không phải là người.

3. Trung Từ là Chủ Từ trong cả hai tiền đề. Vậy: M là P, M là S. do đó S là P. Mọi người đều biết cười. Mà mọi người là một con thú. Do đó một số con thú biết cười.

Trong cuốn Top­ics, Aris­tote phân biệt lý luận minh chứng (nghĩa là “khi các tiền đề khởi đầu cho việc lý luận đều là những tiền đề đúng và là những tiền đề đệ nhất, hoặc chúng ta biết chúng phát xuất từ những tiền đề đệ nhất đúng”) với lý luận biện chứng (nghĩa là lý luận “từ những khái niệm được chấp nhận chung chung” nghĩa là “bởi mọi người, bởi đa số, hoặc bởi những kẻ sáng giá nhất”). Ông thêm vào một lý luận thứ ba, lý luận có tính cách tranh biện (cristic) hoặc “tranh cãi” (bắt đầu từ những quan điểm có vẻ là được chấp nhận cách chung chung, nhưng thực sự không phải như thế). Loại thứ ba này được bàn kỹ trong cuốn De So­phis­ti­cis Elen­chis, trong đó Aris­tote xem xét, sắp loại và giải quyết các loại ngụy biện khác nhau.

VII. Aris­tote thấy rõ rằng nơi chính các tiền đề suy diễn cần phải có sự minh chứng, trong khi đó nếu mỗi một nguyên lý đều cần minh chứng, chúng ta sẽ mắc vào một pro­ces­sus in in­fini­tum (quá trình đi vào chổ vô tận và sẽ chẳng có gì minh chứng được. Do đó, ông cho rằng có một số nguyên lý nào đó được tri thức một cách trực giác và trực tiếp mà không minh chứng. Nguyên lý cao nhất trong số này là nguyên lý mâu thuẫnĐó là một trong những nguyên lý không thể minh chứng. Thí dụ, hình thức lý luận của nguyên lý mâu thuẫn – “Trong hai mệnh đề, một xác nhận một điều gì đó và một phủ nhận cũng chính điều đó, thì một phải đúng và một phải sai”. – không phải là một bằng chứng của cái nguyên lý nơi hình thức siêu hình của nó — chẳng hạn, “cùng một cái không thể vừa là thuộc tính vừa không phải là thuộc tính của cùng một chủ thể cùng một lúc và cùng một thể cách”. Nó chỉ phô bày điều này: chẳng tư tưởng gia nào có thể hạch hỏi đến cái nguyên lý nằm ở nền tảng của mọi tư duy và nguyên lý ấy được giả định.

Do đó, chúng ta có:

1. những nguyên lý sơ thuỷ, được nouc (lý trí) nhận thức;

2. cái tất yếu đến từ các nguyên lý sơ thuỷ được epidthmh (tri thức khoa học) nhận thức; và

3. Cái bất tất và có thể khác đi, chủ thể của doea (thường kiến).

Nhưng Aris­tote thấy rằng tiền đề chính của một tam đoạn luận, chẳng hạn: mọi người đều phải chết, không thể phát xuất tức thời từ các nguyên lý sơ thuỷ: nó cũng lệ thuộc vào sự qui nạp. Điều này đòi hỏi phải có một học thuyết duy thực về những cái phổ quát, và Aris­tote tuyên bố rằng sự qui nạp cho thấy cái phổ quát là mặc nhiên nơi cái đặc thù được tri thức rõ ràng.

VI­II. Bản chất sách viết về lịch sử triết học khó lòng đáp ứng được yêu cầu trình bày và thảo luận chi tiết luận lý học của Aris­tote, nhưng nhất định cần phải nhấn mạnh đến sự đóng góp rất lớn Aris­tote đã làm được cho tư tưởng loài người trong ngành khoa học này, nhất là về tam đoạn luận. Sự phân tích và phân chia lôg­ic đã được theo đuổi trong trường Hàn Lâm, cùng liên kết với học thuyết Mô Thức, điều này rất đúng (ta chỉ cần nghĩ đến các bài tham luận trong cuốn Sophist); nhưng chính Aris­tote là người đầu tiên làm cho luận lý học (‘Phân Tích’) thành một khoa học riêng biệt, và chính Aris­tote khám phá, tách biệt và phân tích hình thức suy luận cơ bản, đó là tam đoạn luận. Đây là một trong những thành tựu vững bền của ông, và cho dù đó là thành tựu tích cực duy nhất của ông, nó vẫn là cái làm cho tên tuổi ông đáng được ghi nhớ mãi. Ta không thể quả quyết một cách chính đáng rằng Aris­tote đã đưa ra được một phân tích đầy đủ cho mọi quá trình suy diễn, bởi vì tam đoạn luận giả thiết:

1. Ba mệnh đề, mỗi mệnh đề đều ở dạng có chủ ngữ và tân ngữ;

2. Ba thuật ngữ (term), từ đó mỗi mệnh đề đều dùng cả chủ ngữ lẫn tân ngữ và, từ vị trí này, xác định được những trường hợp hai mệnh đề ấy kéo theo mệnh đề thứ ba, xét vì:

a. Hình thức lý luận mà thôi; hoặc

b.Vì một quyết đoán hiện hữu gần kề (an ad­joined ex­is­tence as­ser­ta­tion), như với Dara­pti.

Chẳng hạn Aris­tote đã không xét đến hình thức suy luận khác được Hồng Y New­man thảo luận trong cuốn Gram­mar of As­sent (Qui Tắc Tán Thành) của ông, khi trí tuệ suy ra kết luận, không phải từ một số mệnh đề nào đó, nhưng từ một số sự kiện cụ thể nào đó. Trí tuệ nhận xét các sự kiện này và, sau khi hình thành được một lượng giá phê bình, rút ra một kết luận, kết luận này không phải là một mệnh đề phổ quát (như trong qui nạp đúng nghĩa), nhưng chỉ là một kết luận đặc thù, chẳng hạn như “Kẻ tù nhân kia vô tội.” Chắc chắn đúng là các mệnh đề phổ quát được ám chỉ (chẳng hạn, một thứ bằng chứng nào đó thì tương hợp, hoặc bất tương hợp, với sự vô tội của kẻ bị cáo), nhưng trí tuệ không thực sự bận tâm đến việc làm sáng tỏ sự hàm ý của các mệnh đề giả thuyết cho bằng làm sáng tỏ sự hàm ý của một số sự kiện cụ thể. Thánh Thomas biết rõ loại lý luận này, và gán nó cho vis cog­ita­tive, cũng gọi nó là ra­tio par­tic­ularis. Hơn nữa, thậm chí đối với hình thức suy luận mà Aris­tote phân tích, ngài không xét đến vấn đề: các nguyên tắc tổng quát này, từ đó mà hình thức suy luận ấy bắt đầu, chỉ là những nguyên tắc hình thức mà thôi hay chúng còn có nội dung hữu thể nữa. Quan điểm sau có vẻ được thừa nhận hầu hết.

Nhưng sẽ là phi lý khi phê phán Aris­tote đã không nghiên cứu đầu đủ mọi hình tức suy luận, và đã không đặt rõ ràng và giải quyết mọi vấn đề có thể đặt ra liên quan đến các hình thức của tư tưởng con người: việc phải hoàn thành, ông đã hoàn thành rất tốt đẹp, và bộ khảo luận lôg­ic của ông (về sau được đặt tên là Organon) tạo nên một kiệt tác của trí tuệ loài người. Không phải là không có lý do, chúng ta có thể đoan chắc, khi ông tự cho mình là người tiên phong trong việc phân tích và hệ thống hoá luận lý học.

Ở đoạn kết cuốn De So­phis­ti­cis Elen­chis, ông ghi nhận rằng, trong khi những người khác trước ông đã bàn nhiều đến đề tài Tu Từ chẳng hạn, thì ông chẳng có một tác phẩm nào trước đó bàn về đề tài lý luận khả dĩ để ông dùng làm cơ sở, nhưng ông buộc phải phá vỡ cái thực tế là nền tảng mới. Không đúng là sự phân tích có hệ thống của các quá trình suy luận đã được hoàn thành phần nào: tuyệt nhiên chẳng có được thứ gì ở mặt này. Các giáo sư hùng biện huấn luyện thực nghiệm cho học trò trong những “Luận chứng tranh biện”, nhưng chẳng hề đưa ra được một phương pháp luận khoa học hoặc trình bày đề tài ấy một cách có hệ thống: ông đã phải tự mình bắt đầu từ đầu. Đòi hỏi của Aris­tote liên quan đến chủ đề đặc thù của cuốn De So­phis­ti­cis Elen­chis chắc chắn là chính đáng đối với việc khám phá và phân tích tam đoạn luận nói chung.

Đôi khi ta nghe thiên hạ nói như thế là những nghiên cứu lôg­ic hiện thời đã cướp đi mọi giá trị của lôg­ic Aris­tote truyền thống, như thế là bây giờ ta có thể vất luận lý học truyền thống ấy vào viện bảo tàng, chỉ xem đó là thứ đồ cổ triết học. Mặt khác, những kẻ đã được ấp ủ theo truyền thống có thể chứng tỏ lòng trung thành sai lạc với truyền thống ấy bằng cách công kích, chẳng hạn, luận lý học ký hiệu hiện đại. Cực đoan nào cũng không thực sự là đúng, và cần chấp nhận một quan điểm ôn hoà vô hạn, nhận thức rõ sự bất túc của luận lý học Aris­tote và công nhận luận lý học ký hiệu hiện thời có giá trị của nó, nhưng đồng thời từ chối việc bất tín nhiệm luận lý học Aris­tote ở chỗ nó không bao hàm được toàn bộ ngành luận lý học.

Quan điểm ôn hoà vô hại này là quan điểm của những người đã nghiên cứu sâu xa luận lý học, một điểm cần nhấn mạnh để khỏi có ý nghĩ rằng chỉ các triết gia Kinh Viện, nói nhỏ một chút, ở thời đaị ngày nay mới còn gán cho luận lý học Aris­tote một chút gì đó giá trị. Vì vậy, trong khi xác nhận, và xác nhận đúng, rằng “không thể xem nó đã tạo nên toàn bộ môn suy diễn được nữa”, Su­san Steb­bing chấp nhận rằng “tam đoạn luận truyền thống vẫn có giá trị của nó”; trong khi đó Hein­rich Scholz tuyên bố rằng “Organon của Aris­tote ngày nay vẫn là bài khai tâm (nhập môn luận lý học) đẹp đẽ nhất và truyền đạt nhất do con người viết ra.” Luận lý học ký hiệu hiện đại có thể là một bổ túc, một bổ túc rất giá trị, cho luận lý học Aris­tote, nhưng không nên xem là nó đối kháng hoàn toàn: nó khác với luận lý học không-​ký-​hiệu ở mức độ hình thành cao hơn, chẳng hạn do ý tưởng về chức năng của mệnh đề.

IX. Bài nhận định, tất nhiên là ngắn gọn, này về luận lý học Aris­tote có lẽ nên kết thúc bằng một bản tóm lược một số đề tài đặc trưng được bàn luận trong Organon, từ đó sẽ thấy được phạm vi rộng lớn của sự phân tích luận lý học của Aris­tote. Trong cuốn Các Phạm Trù (Cat­egories) Aris­tote bàn đến phạm vi biến đổi của Chủ Ngữ và Tân Ngữ, trong cuốn De In­ter­pre­ta­tionne (Luận Về Việc Giải Thích) bàn đến sự đối kháng của mệnh đề, đối kháng hình thức và đối kháng nội dung xác nhận, đưa ông vào một cuộc bàn luận thú vị ở giữa các chương 7 và chương 10. Trong cuốn thứ nhất của bộ Pri­or An­alyt­ics ông bàn đến sự biến đổi của các mệnh đề thuần tuý và sự biến đổi của các mệnh đề tất yếu và mệnh đề bất tất, phân tích tam đoạn luận ở ba dạng, và đưa ra các qui luật tạo ra hoặc khám phá ra những tam đoạn luận về, chẳng hạn, suy luận xiên gián (oblique in­fer­ence), phủ định, những minh chứng per im­pos­si­bile (bất khả) và ex hy­poth­esi (theo giả thiết). Trong cuốn thứ hai Aris­tote bàn đến việc sắp loại chân lý và sai lầm giữa các tiền đề và kết luận, nêu ra những khiếm khuyết trong tam đoạn luận, qui nạp theo nghĩa hẹp, qua việc “liệt kê ra mọi trường hợp”, nhị đoạn luận, vân vân…

Trong cuốn đầu tiên của bộ Pos­te­ri­or An­alyt­ics ông bàn đến cấu trúc của một khoa suy diễn và khởi điểm lý luận của nó, sự đồng nhất, sự đa dạng, sự khác biệt và sự sắp loại lôg­ic cho các khoa học, sự vô minh, sai lầm và sự vô hiệu (in­va­lid­ity); trong khi đó cuốn thứ hai lại chú trọng các định nghĩa (yếu tính và chiếu danh), sự khác biệt giữa định nghĩa và chứng minh, sự bất khả chứng minh và bản chất yếu tính, cách làm cho các chân lý cơ bản trở nên khả tri, vân vân. Cuốn Top­ics nói đến các yếu-tố-lệ-thuộc (pred­ica­bles), định nghĩa, kỹ thuật chứng minh và cách dùng biện-​chứng-​pháp, còn cuốn De So­phis­ti­cis Elen­chis lại chú trọng việc phân loại ngụy biện và các biện pháp cho chúng.

 

Nguồn tin: catechesis.net